Văn hóa Nhật Bản

Vườn Cảnh Nhật Bản

Vườn Cảnh Nhật Bản
  • Trong sự bố trí đơn giản hàm chứa những tư tưởng sâu sắc.
  • Là sản phẩm phản ánh thế giới quan về tự nhiên theo kiểu đặc sắc riêng của Nhật Bản.

Vườn cảnh Nhật Bản trở thành một thứ rất độc đáo, hấp dẫn với thế giới từ sau khi những người nước ngoài đặt chân đến Nhật; hơn nữa, kỹ thuật làm vườn phát triển rất cao của Nhật cũng có sức hấp dẫn lạ kỳ với người nước ngoài. Frois đã viết trong cuốn “So sánh văn hóa Nhật và Châu Âu: Trong vườn cảnh của Nhật không trồng cây ăn quả, người Nhật không chồng các thảm cỏ mà là các loại cỏ dại và cách cắt cỏ, chặt cành của họ cũng rất khác với người Châu Âu”.

vuon-canh-nhat-ban
Vườn Cảnh Nhật Bản

Công trình giúp ích lớn trong việc giới thiệu vườn cảnh của Nhật với thế giới bên ngoài là tác phẩm “Kỹ thuật làm vườn cảnh của Nhật Bản” do Joisiah Conderl, một người nước ngoài được chính phủ Minh Trị thuê tuyển làm giáo khoa Kiến trúc của Trường đại học Tokyo biên soạn. Ấn phẩm được viết trên cơ sở tham khảo các tài liệu cổ quan trọng về kỹ thuật làm vườn cảnh của Nhật Bản có từ thời trước đó như “Ghi chép về công việc làm vườn cảnh” có từ thời Muromachi hoặc “Ghi chép về kỹ thuật làm vườn và núi non bộ” có từ thời Edo, và có tham khảo cả những tài liệu mới nhất hồi đó có từ giữa thời Minh Trị. Nhờ vậy mà lần đầu tiên, kỹ thuật làm vườn, đặc biệt là kỹ thuật bài trí đá cảnh lần đầu tiên được giới thiệu ra với thế giới bằng tiếng Anh và nhận thức về thế giới về vườn cảnh của Nhật cũng được nâng hẳn lên ở một tầm cao mới.

Tiếp đó, vào thời showa, trước chiến tranh, cũng nhờ những luận điểm của Brono Taut bàn về cách bố trí  vườn cảnh của Katsura Rikkyu (Hoàng thất tại biệt cung Katsura, Kyoto – ND), mà vườn cảnh của Nhật Bản lại được giới thiệu với thế giới bên ngoài như một loại hình nghệ thuật mang vẻ đẹp cổ điển rất tao nhã. Cái khuynh hướng này, một dạo sau chiến tranh, đã tạo nên mối quan tâm sâu sắc về các vườn cảnh chi phối trí bằng cát và đá như ở chúa Ryuanji. Chúng được gắn kết với quan niệm cổ điển về cái “thần bí của đất nước Nhật Bản” trong cái cấu tử đơn giản lại chứa đựng những tư tưởng hết sức sâu xa. Những vườn cảnh chỉ với bằng đá và cát thôi được bố trí trong một không gian nhỏ đã biểu đạt được cả vũ trụ ba la là bằng chứng thể hiện quan niệm độc đáo của người Nhật về thế giới tự nhiên bên ngoài.

Sau khi mở cửa thông thương với bên ngoài, người Nhật xây dựng các công viên theo mô hình của nước ngoài và thường lấy mẫu công viên của các nước Âu Mỹ làm qui chuẩn, phủ nhận lại phong cách Nhật Bản. Tuy nhiên, với các công viên, mô hình bài trí vườn cảnh hay trồng cây kiểu Nhật không còn được ưa chuộng nữa, nhưng với cái quán trọ kiểu Nhật hay các khách sạn thì cách bài trí theo lối vườn cảnh của Nhật Bản vẫn là điều không thể thiếu được. Mặt khác, trên thế giới, vẻ đẹp thần bí cũng như kỹ thuật làm vườn xuất hiện nhiều người muốn học hỏi kỹ nghệ đó trở thành các nhà làm vườn cảnh kiểu Nhật như ở California hay ở nhiều nơi khác nữa.

vuon-canh-nhat-ban
Vườn Cảnh Nhật Bản

Luis Frois (1532-1597)
Là nhà giáo đến Nhật với mục đích truyền đạo, nhưng ông đã viết tác phẩm mô tả khá chi tiết về những quan sát của mình về Nhật Bản. Ông cũng đã để lại tác phẩm quan trọng ghi lại cuộc yết kiến của mình với Tướng quân Naganobu hay Tướng quân Hideyoshi.

Josiah Conderl (1852-1920)
Đến Nhật vào năm 1877, ông đã đào tạo nên Tatsuno Kingo và nhiều công trình kiến trúc khác, tạo dựng nền tảng cơ bản về kiến trúc phương Tây thời Cận đại cho Nhật Bản. Ông thiết kế những công trình tiêu biểu như Rokumeikan ở Tokyo.

Vườn cảnh Nhật thời kỳ bế quan tỏa sáng
Công ty Ấn Đông của Hà Lan vốn coi cây cỏ là nguôn nguyên liệu quí giá nên rất quan tâm đến các cây cỏ của Nhật. Đặc biệt, cứ  4 năm một lần khi đến Edo để tiếp kiến Tướng quân Mạc Phủ, các thành viên theo đoàn thường thu lượm cây cỏ dọc đường. Phần lớn chúng là các loại cây trong các vườn cảng gần nơi đoàn ở trọ. Trong số đó có Phillipp Franz von Siebold là người đặc biệt bỏ nhiều công sức để thu lượm. Ông cũng thể hiện mối quan tâm sâu sắc của mình về vườn cảnh Nhật Bản. Ông yêu cầu nhà danh họa Kawahara Keiga vẽ lại vườn cảnh Nhật Bản. Ông yêu cầu nhà danh họa Kawahara Keiga vẽ lại vườn cảnh điển hình của Nhật và chính ông cũng viết sách về cách làm vườn cảnh của Nhật.

Việc giới thiệu vườn cảnh của Nhật ra nước ngoài
Vào khoảng cuối thế kỷ 19, các tác phẩm được viết bằng tiếng Anh của Edward S. Morse “Nhà cửa và không gian sống của người Nhật” (Japanese Homes and Their Surroundings, 1886) hay của Gwyn Hansen Pigott “Vườn cảnh của Nhật” liên tục được công bố để giới thiệu về vườn cảnh của Nhật. Nhưng trong số đó, ít có những ấn phẩm đạt được sự bao quát về tổng hợp như quyển của Josiah Conderl.

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *