Tài liệu khác

Tự học tiếng Anh giao tiếp hữu hiệu

Bạn có thể có một trí tốt để nhớ một danh sách vô hạn các từ vựng tiếng Anh, bạn có thể biết tất cả các ngữ pháp cần thiết để xây dựng bất kỳ cuộc hội thoại nào, đó là một lợi thế rất tốt cho bạn khi giao tiếp. Nhưng đối với những người không có được sự chuẩn bị tốt nhất về từ vựng cũng như ngữ pháp, việc tuân thủ theo một số gợi ý sau sẽ là một điểm cộng cho họ khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho các bạn các phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp hữu hiệu, sử dụng những phương pháp đơn giản này để vượt qua những khó khăn mà bạn mắc phải.
 
 

1. Giảm tốc độ nói của bạn

Bạn có thể là một người lanh lợi khi nói tiếng mẹ đẻ của bạn, nhưng mong đợi những điều tương tự khi bạn nói tiếng nước ngoài có lẽ là điều không thực tế lắm.
Để khắc phục khó khăn này, bạn có thể thử làm chậm tốc độ nói của bạn. Sẽ không buồn cười khi bạn nói chậm mà rõ ràng còn hơn là bạn nói nhanh khiến người nghe chẳng thể hiểu bạn đang truyền đạt điều gì. Từng bước một, kiểm soát tốc độ và nội dung của cuộc hội thoại sẽ khiến bạn chuẩn bị tốt những gì sẽ nói hơn, từ đó, cuộc hội thoại của bạn sẽ trở nên trôi chảy mạch lạc hơn.
Đừng sợ phiền, nếu bạn nói chậm nhưng rõ ràng. Các diễn giả lớn thường làm tương tự khi muốn đưa ra thông điệp của họ. Chọn từ của bạn một cách cẩn thận cũng có thể được xem như một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với người nghe. Nó cho thấy rằng bạn muốn cung cấp cho họ câu trả lời tốt nhất có thể.

 

Tự học tiếng Anh giao tiếp hữu hiệu

2. Cho bạn thời gian để suy nghĩ
Trong nghệ thuật trò truyện, tâm lý của những người nói thường họ hay có cảm giác lo lắng rằng những người bạn đang nói chuyện sẽ thiếu kiên nhẫn và muốn bạn nói những gì bạn muốn nói càng nhanh càng tốt?
Trước hết, nó có thể không đúng sự thật – các bạn có thể hiểu rằng người nghe của bạn sẽ muốn nghe một câu chuyện rõ ràng và mạch lạc hơn là mau chóng lướt qua một câu chuyện nào đó mà họ không hề hiểu một chút gì. Vì vậy, bạn chỉ cần thư giãn.
Một điều thực tế khác bạn có thể làm là trang bị cho mình các cụm từ cố định bạn có thể sử dụng khi bạn thấy rằng giữ im lặng có vẻ là một lựa chọn không tốt. Đây là một ví dụ:
"Why is there so much violence on TV? That’s a good question. Let me think for a moment, I haven’t really thought about it before. Well, I suppose…"
Ở đây người nói có được một khoảng thời gian đáng kể để suy nghĩ bằng cách lặp lại câu hỏi và thêm một vài câu. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ nghe nói trôi chảy hơn và sẽ không cảm thấy áp lực phải nói điều gì đó trước khi bạn đã sẵn sàng.
Cụm từ cố định là những từ có từ thường được cố định theo thứ tự nhất định. Chúng có thể là động từ, thành ngữ,… về bất cứ điều gì chúng ta luôn nói theo một cách đặc biệt. Ví dụ:

  • during the day
  • in the meantime
  • It’s been a long time since
  • Sorry to bother/trouble you, but…
  • Would you mind if…?
  • Oh, come on!
  • I’m just kidding!
  • For what it’s worth,…
  • To be right/wrong about
  • Tit for tat/an eye for an eye, a tooth for a tooth

3. Điều chỉnh khả năng phát âm

Phát âm tiếng anh không chuẩn là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì khi bạn nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, luyện phát âm tiếng anh chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã.
Một số mẹo phát âm tiếng Anh bạn nên thử:
– Đọc to rõ rồi ghi âm, sau đó nghe lại chúng.
– Tìm một ai đó tập thực hành đối thoại với mình. 
– Xem các chương trình điểm tin, thời sự, youtube.
– Để ý khi học các từ dài và phân tích chúng cách cẩn thận.
– Tải các ứng dụng phát âm trên thiết bị di động và "làm quen" với chúng.

4. Học cả câu, không học từng từ.


Khi bạn học một từ mới, cố gắng ghi nhớ thêm một vài câu liên quan có chứa từ đó. Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học các từ câm, đứng một mình. Ví dụ học từ “end” phải học trong nhóm từ “in the end” hoặc “at the end”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì lúc đó bạn mới biết cách đặt câu cho đúng.
Có thể sẽ mất một thời gian để bạn có thể sử dụng một câu cụ thể. Thật không may, nhiều người học thuộc lòng, nhưng không có ý tưởng làm thế nào để sử dụng chúng trong một câu.
Nó sẽ là một cứu cánh để bạn không phải quá lo lắng về việc liệu các câu có đúng ngữ pháp hay không. Hãy xem ví dụ: appreciate = thừa nhận giá trị của một ai/thứ gì đó

  • I think it’s necessary to feel appreciated in a relationship/ at work.
  • I appreciate all your hard work.
Bạn có thấy đây có phải là một cách hữu ích để nhớ từ "appreciate" không nhỉ? 
Để cài thiện khả năng nhớ được từ vựng thì cách hiệu quả nhất đó là vận dụng nó càng nhiều càng tốt. Ban đầu bạn có thể lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng theo thời gian, bạn sẽ sử dụng từ đó thành thạo hơn trông thấy. Cốt lõi của cách học từ vựng đó là đưa chúng vào các tình huống quen thuộc hàng ngày càng nhiều càng tốt. Ví dụ như, bạn soạn mail gửi cho bạn bè hay đối tác, bạn update status trên facebook, bạn nhắn tin cho bạn bè; đó chính là những tình huống bạn hoàn toàn có thể sử dụng vốn từ vựng mình mới học được trong chính những tình huống giao tiếp tiếng anh hàng ngày.

5. Học nghe


Khi nói bằng ngoại ngữ, bạn có thể tập trung vào những gì bạn đang nói đúng hay sai, và bạn sẽ quên nghe những gì người khác đang nói.
Đây là một sai lầm lớn vì họ có thể sử dụng các từ hoặc ngữ pháp chính xác mà bạn sẽ cần sau này. Vì vậy, chú ý đến những gì đang được nói xung quanh bạn, đó là tài nguyên quan trọng nhất của bạn tại thời điểm nói chuyện với ai đó.

6. Thực hành những câu hỏi của bạn


Chúng ta cũng cần lưu ý rằng sự giao tiếp là một quá trình hai chiều. Nếu bạn không đặt câu hỏi bạn sẽ bị nghi ngờ là không quan tâm thậm chí là thô lỗ, và bạn sẽ làm người đối diện kết thúc cuộc đối thoại với bạn. Vì vậy, khi bạn đã hết ý tưởng về việc phải nói gì tiếp theo, hãy nhớ: những người khác có thể có cái gì đó để thêm.

  • What are your views on that?
  • How about you? What do you think?
  • Why do you think there’s so much violence on TV?
Các câu hỏi như thế này sẽ giữ cho cuộc trò chuyện tiếp diễn và sẽ cho thấy sự quan tâm của bạn đối với ý kiến ​​của người khác. Họ cũng sẽ cho bạn thời gian để thư giãn một chút và suy nghĩ về những thứ tiếp theo.

7. Làm giàu vốn từ vựng của bạn

Muốn Nghe – Nói tiếng Anh lưu loát đòi hỏi người học phải làm giàu kho từ vựng của bản thân. Đây là một yêu cầu tiên quyết khi muốn giao tiếp, vì vốn từ vựng hạn hẹp sẽ không thể giúp bạn diễn tả ý kiến của mình cũng như lắng nghe đối phương nói gì. 

Bạn hãy học từ mới theo những ngữ cảnh thật tế và lặp đi lặp lại, như vậy sẽ giúp bạn liên tưởng sẽ dàng và ghi nhớ được lâu. Cách thức học từng từ riêng biệt và ghi chép nhiều chỉ có thể giúp bạn nhớ trong một thời gian nhất định, rồi khi cần lại quên.
 

– Vay mượn:

Nhiều từ tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng với các từ tiếng Latin vì chúng được vay mượn từ tiếng Pháp trong thời kỳ người Nooc-man cai trị vương quốc Anh nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ tiếng Anh được vay mượn từ rất nhiều ngôn ngữ khác, chứ không chỉ riêng tiếng Pháp. Một số thứ tiếng trong số đó giờ đã thành tử ngữ, không còn được sử dụng trên thế giới. Ví dụ: capsize (tiếng Catalonia ở Tây Ban Nha), apartheid (tiếng Afrikaans xuất phát từ tiếng Hà Lan, được dùng ở Nam Phi), billards (tiếng Brittani ở Pháp), saga (tiếng Iceland), funky (tiếng Công-gô), panda (tiếng Indi, ngôn ngữ của người Nê-pan)

– Thêm hậu tố:

– Việc sử dụng tiền tố và hậu tố là một trong những cách tạo từ mới phổ biến nhất trong tiếng Anh. Phương pháp này thông dụng đến mức đôi lúc người nói có thể không chắc chắn rằng một từ nào đó đã có từ trước hay đó là một từ hoàn toàn mới do họ sáng tạo ra.

Một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của bản thân là hiểu rõ sự thay đổi về mặt ý nghĩa và loại từ của một từ mà các hậu tố khác nhau có thể tạo ra.

Ví dụ: Với từ use (sử dụng) bạn có thể có rất nhiều từ chung gốc khi thêm các hậu tố như: misuse (động từ: dùng sai mục đích), disuse (danh từ: sự không còn dùng đến), unused (tính từ: không được sử dụng hoặc chưa được sử dụng), unusable (tính từ: không dùng được), useless (tính từ: vô dụng), useful (tính từ: hữu ích), abuse (động từ: lạm dụng, ngược đãi).

Tạo ra những từ hoàn toàn mới: Các từ mới được tạo ra theo cách này có thể có âm thanh tương tự với một từ tiếng Anh đã có từ lâu. Ví dụ: hobbit (giống người xuất hiện trong tiểu thuyết giả tưởng “Chúa tể những chiếc nhẫn”) có âm tương tự như rabbit. Chúng có thể có xuất xứ từ một thương hiệu, một dòng sản phẩm nổi tiếng và thông dụng như Kleenex (giấy ăn) hay Hoover (máy hút bụi).

Mô phỏng âm thanh/ nhân đôi: Trong tiếng Anh có rất nhiều từ mô phỏng âm thanh và những thứ tạo ra âm thanh đó như cuckoo (chim cúc cu), splash (té nước), plop (rơi tõm) hay whoop (ối). Ngoài ra còn có những từ tiếng Anh được tạo ra bằng cách nhân đôi âm như honky-tonk (quán bar/ sàn nhảy rẻ tiền), wishy-washy (nhạt, loãng, nhạt nhẽo), ping-pong (bóng bàn).

– Viết tắt:

Có những từ tiếng Anh có dạng viết tắt đủ khả năng đóng vai trò như một từ độc lập và cụm từ đầy đủ nguyên gốc dần dần bị quên lãng. Một số từ vẫn được viết dưới dạng viết tắt như AIDS ~ Acquired Immune Deficiency Syndrome (hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch), VDU ~ Visual Display Unit (bộ phận phát hình), SARS ~ Severe Accute Respiratory Syndrome (hội chúng suy đường hô hấp cấp) hay WMD ~ Weapon of Mass Destruction (vũ khí huỷ diệt hàng loạt). Tuy nhiên, hầu hết các từ thuộc diện này được viết như một từ tiếng Anh thông thường. Ví dụ: radar (ra-đa) hay scuba (bình khí nén của thợ lặn).

– Rút gọn:

Một từ tiếng Anh dài có thể bị thu gọn thành một âm tiết. Âm tiết đó có thể đóng vai trò một từ độc lập có ý nghĩa tương đương từ gốc. Ví dụ: examination ~ exam (kỳ thi), laboratory ~ lab (phòng thí nghiệm), brother ~ bro (tiếng lóng: anh/ em trai), maximising ~ maxing (tiếng lóng: tối đa).

– Kết hợp:

Đây là một phương pháp thú vị khác người Anh sử dụng để tạo ra những từ mới. Các từ mới được tạo ra nhờ sự kết hợp hai yếu tố của hai từ khác nhau – thông thường là phần đầu từ thứ nhất với phần kết từ thứ hai. Từ mới ra đời theo cách này sẽ mang ý nghĩa của cả hai từ gốc.

Ví dụ:
– smog ~ smoke + fog: khói lẫn sương
– transistor ~ transfer + resistor: bán dẫn
– brunch ~ breakfast + lunch: bữa sáng và bữa trưa gộp làm một
– rockumentary ~ rock + documentary: phim tài liệu về nhạc rock/ nghệ sỹ chơi nhạc rock

Khám phá cách phương thức hình thành từ mới trong tiếng Anh rất hữu ích cho việc học ngoại ngữ của bạn. Bạn không chỉ hiểu rõ một từ được hình thành ra sao mà còn có thể học từ mới một cách hệ thống và lo-gic. Điều này không chỉ giúp bạn tự học từ mới một cách hiệu quả mà còn cảm thấy việc học từ mới trở nên thú vị và đầy sáng tạo.
– Sử dụng Flashcard thường xuyên:
Học từ vựng tiếng anh bằng Flashcard là một cách học từ vựng đột phá giúp các bạn ghi nhớ lâu hơn so với cách học truyền thống nhàm chán như liệt kê ra sổ tay..
Thiết kế của Flashcard đơn giản, sinh động với hình ảnh giúp các bạn ghi nhớ nhanh hơn. Ngoài ra, tận dụng tối đa các thời gian trống trong ngày để học từ vựng với thiết kế nhỏ gọn có thể mang đi khắp mọi nơi.
Xem Flashcard từ vựng tiếng Anh tại đây: https://katchup.vn/flashcard-tieng-anh-capro8

Một số lưu ý khi sử dụng Flashcard
MỘT CARD – MỘT TỪ: các em tuyệt đối đừng vì nôn nóng muốn học nhiều từ một lúc mà biến FLASHCARD thành một list từ vựng khó nhằn nhé. Hãy sử dụng flashcard theo đúng bản chất của nó 1 card – 1 từ thôi, để khi học chỉ cần lướt qua thật nhanh và ghi nhớ được từ vựng đó.

Để tự học tiếng Anh giao tiếp thuần thục thật không có gì khó khăn miễn là bạn có được sự chăm chỉ và nỗ lực hết mình. Hãy xây dựng cho mình một lộ trình tự học tiếng Anh đều đặn hàng ngày thông qua những cách học tiếng Anh giao tiếp mà mình đã chia sẻ. Đấy chính là cách học tiếng Anh hiệu quả mà mình đã rút ra sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ này. Chúc các bạn thành công!

  • ĐƠN GIẢN HÓA THÔNG TIN: các em cũng đừng xem Flashcard như một cuốn từ điển thu nhỏ nhé, việc ghi tất cả các thông tin của từ trên cùng một mặt của flash card không tận dụng được lợi thế có hai mặt của flashcard và vi pham nguyên tắc MỘT câu hỏi – MỘT câu trả lời (một mặt là từ cần học, một mặt là nghĩa của từ). Điều này đồng nghĩa với việc không kích thích được não bộ của em dự đoán nghĩa, nhớ ra nghĩa trước khi lật mặt sau để xem câu trả lời, tức nghĩa của từ. 
  • CÂU VÍ DỤ VÀ HÌNH MINH HỌA: Câu ví dụ sẽ giúp các em biết được ngữ cảnh của từ, cách sử dụng từ cũng như tình huống sử dụng từ. Hình ảnh minh họa vui nhộn, dễ hiểu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kích thước bán cầu não phải hoạt động, sử dụng khả năng liên tưởng, giúp em có khả năng nhớ từ nhanh hơn, kỹ hơn và lâu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *