Văn hóa Nhật Bản

Tôn giáo trong đời sống con người Nhật Bản

Tôn giáo trong đời sống con người Nhật Bản

Nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo. Rất nhiều những phong cach của tôn giáo của người Nhật mà các bạn cần để học hỏi qua đó học tiếng nhật kanji sẽ hỗ trợ cho bạn hết minh những kiến thức mới này. 

Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hành theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120 triệu.

Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt.

Thần đạo(Shinto)

 ton-giao-trong-doi-song-nhat-ban
Lễ hội búp bê – một trong tôn giáo thần đạo của Nhật Bản – làm sao học tiếng nhật nhanh nhất
 
Thần đạo là tôn giáo bản xứ của người Nhật Bản. Đó là tôn giáo chính của Nhật Bản bên cạnh Phật giáo. Chủ yếu thờ cúng các lực lượng siêu nhiên vô hình, được gọi là Kami (thần thánh), chẳng hạn như mặt trăng, mặt trời, cỏ cây sông núi. Đặc điểm của Thần đạo là các đền thờ được xây dựng và trang hoàng đơn giản khác hẳn với các ngôi chùa lớn của đạo Phật.

Thần đạo không có người sáng lập, cũng không có các loại kinh kệ riêng như kinh Thánh hay kinh Phật. Việc truyền đạo và thuyết giáo cũng khác nhau.

Phật giáo
 
Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản.Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó.

Trong thời kỳ Nara, những tu viện Phật giáo lớn ở kinh đô Nara như tu viện Todaiji, đã có ảnh hưởng chính trị rất lớn và là một trong những lý do để chính quyền phải dời đô đến Nagaoka năm 784 và sau đó đến kyoto năm 794.
                                                                             
Trong thời kỳ Heian, hai môn phái Phật giáo được du nhập từ Trung Hoa, môn phái Tendai năm 805 và môn phái Shingon năm 806. Sau đó nhiều môn phái khác đã đánh bật môn phái Tendai. Những môn phái quan trọng nhất có thể kể: 

Năm 1175, môn phái Jodo được thành lập bởi Honen. Môn phái này tìm được tín đồ ở tất cả các tầng lớp xã hội khác nhau vì lý thuyết của nó đơn giản và dựa trên nguyên tắc là mọi người đều có được cứu rỗi linh hồn bằng cách tin tưởng tuyệt đối vào Phật A di đà. Năm 1224, môn phái Jodo-Shinshu được thành lập bởi người thừa kế của Honen là Shinran. Ngày naymôn phái Jodo vẫn có hàng triệu tín đồ.

Năm 1191, môn phái Thiền được du nhập từ Trung Hoa. Lý thuyết phức tạp của nó được phổ biến đặc biệt trong giới quân đội. Theo lý thuyết thiền học, mỗi người đều có thể đạt được sự giác ngộ qua thiền định và sự rèn luyện trí óc. Ngày nay thiền tỏ ra phổ biến ở nước ngoài hơn là ở Nhật.

Ngày nay có khoảng 90 triệu người theo Phật giáo ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tôn giáo này không tác động mạnh lắm đến đời sống hàng ngày của người trung bình ở Nhật. Các đám tang thường được tổ chức theo lối Phật giáo, và nhiều gia đình có  bàn thờ nhỏ trong nhà để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Khổng giáo
 

ton-giao-trong-doi-song-nhat-ban
Một bức tượng về đạo khổng ở Nhật Bản
 
Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo. Đạo khổng du nhập Khổng giáo du nhập từ Trung Hoa vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tới nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều.

Khổng giáo đã đưa ra một hệ thống giai tầng,trong đó mỗi người phải hành động theo địa vị để đảm bảo sự hài hòa trong xã hội và sự trung thành đối với quốc gia.

Tân Khổng giáo, được đưa vào Nhật thế kỷ 12, giải thích thiên nhiên và xã hội dựa trên những nguyên tắc siêu hình và chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Lão giáo. Ở Nhật, lý thuyết này được gọi là Shushigaku, đã đưa ra ý tưởng là con người phải đảm bảo sự ổn định xã hội và chịu những trách nhiệm về xã hội. Trường phái này sử dụng nhiều khái niệm siêu hình để giải thích thiên nhiên và trật tự xã hội.

Đạo cơ đốc 

Một tôn giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến đầu thế kỷ XVII. Tôn giáo này đã tạo ra một luồng gió mới thổi vào xã hội phong kiến Nhật bản. Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạo nên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay.

Ngày nay có khoảng từ 1 đến 2 triệu người Nhật theo Cơ đốc giáo(khoảng 1% dân số Nhật Bản). Hầu hết sống ở miền Tây nước Nhật, nơi các hoạt động truyền giáo mạnh nhất trong thời gian từ thế kỷ 16.

Một số tập tục của Cơ đốc giáo đã trở lên phổ biến cả với những người không theo đạo. Chẳng hạn như việc mặc áo đầm trắng trong đám cưới, việc kỷ niệm ngày Valentine và ở mức độ nào đó là việc kỷ niệm ngày Giáng sinh.
 

ton-giao-trong-doi-song-con-nguoi-nhat-ban
Một lễ hội của đạo cơ đốc giáo
 

Đạo hồi

Đạo hồi ở Nhật Bản là tương đối mới so với các nước khác trên thế giới. Đạo hồi được người Nhật biết đến lần đầu vào năm 1877. Điều này giúp Hồi giáo tìm được một chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Nhật, nhưng chỉ trên phương diện kiến thức và một phần lịch sử văn hóa.

Với sự hình thành của những cộng đồng Hồi giáo, vài nhà thờ đã được xây dựng, trong đó quan trọng nhất là nhà thờ Kobe được xây năm 1935(là nhà thờ Hồi giáo duy nhất còn lại ở Nhật Bản ngày nay), và nhà thờ Tokyo được xây dựng năm 1938. Chỉ đến sau Thế chiến thứ II, cộng đồng Hồi giáo của người Nhật mới hình thành thực sự. Tuy nhiên, bất kể những thành công ban đầu, số lượng thành viên Hồi giáo gia tăng chậm. Ngày nay số lượng tín đồ Hồi giáo ở Nhật có khoảng vài ngàn người.

Có thể nói đặc điểm cơ bản cuả tôn giáo Nhật Bản là sự uyển chuyển linh hoạt. Tất cả đã được Nhật Bản hoá để cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của xứ sở hoa anh đào. hay nhỉ các bạn tôn giáo của Nhật bản là sự uyển chuyển rất linh hoạt nước Nhật có rất nhiều những tôn giáo khác mới bạn cùng học tiếng nhật giao tiếp cơ bản tham khảo nhé

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *