Văn hóa Nhật Bản

Quy tắc ứng xử trong đời sống con người Nhật Bản

Quy  tắc ứng xử trong đời sống con người Nhật Bản

Nền văn hóa của mỗi nước rất khác nhau, nhưng bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn những quy tắc trong giao tiếp của Nhật Bản thì hãy cùng chúng tôi học từ vựng tiếng nhật cùng nhau chỉa sẻ nhé.

Nhật Bản và Việt Nam là hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, có nhiều thứ phù hợp với Việt Nam nhưng lại không phù hợp với với Nhật Bản. Bạn có nghe nhiều về sự cứng nhắc, kỉ cương, nghiêm khắc trong lối sống của con người Nhật Bản. Những bạn sắp du lịch Nhật Bản, công tác, du học hay xuất khẩu lao động, những điều đó khiến các bạn lo lắng một chút không biết hành xử như thế nào! Hãy cùng thẻ học tiếng Nhật khám phá văn hóa ứng xử của người Nhật nhé!

Văn hóa ứng xử được hình thành từ thời Edo, đây là thời kỳ dân tứ xứ tập trung về Edo (Tokyo thời nay) làm ăn sinh sống. Vì là cùng nhau sinh sống trong một không gian chật hẹp nên để cuộc sống suôn sẻ, qua đúc kết mọi người đặt ra những quy tắc ngầm trong ứng xử, được gọi là Edo shigusa.

Quy-tac-ung-xu-trong-doi-song-con-nguoi-Nhat-Ban
Ứng xử một quy tắc cần phải có của mỗi con người
 
Quy tắc ứng xử chung

Quy tắc 7/3: dành 3 phần đường cho mình còn 7 phần dành cho xe khi khẩn cấp.

Những thói quen như rung đùi, khạc nhổ,… được gọi là bất lịch sự.

Không được tự tiện cho SĐT, email, địa chỉ,…của người khác mà không xin phép trước.

Tuyệt đối phải đúng giờ, nếu không sẽ gọi là kẻ ăn cắp thời gian của người khác.

Khi không may bị người khác dẫm phải chân cũng nói すみません(sumimasen), để giảm bớt không khí căng thẳng.
 

Quy-tac-ung-xu-trong-doi-song-con-nguoi-Nhat-Ban
Luôn biết "xin lỗi" và nở nụ cười thân thiện
 
tiếp tục làm sao để tự học tiếng nhật hiệu quả Nơi công cộng

– Không tự ý mở đồ ở cửa hàng hay siêu thị khi chưa thanh toán.

– Không tự tiện ngắt hoa quả ngoài đường: Nếu bạn ngắt hoa quả mà chưa có sự cho phép của chủ nhà, nếu chủ nhà báo cảnh sát thì bạn lập tức bị bắt.

– Khi đi cầu thang: Đi cầu thang cuốn, đứng bên trái, người nào đang gấp thì đi bên phải. Riêng ở Osaka thì đứng bên phải và đi bên trái, các bạn nhớ nhé!

– Trên tàu, các hàng ghế ưu tiên dành cho người già, người bệnh tật, phụ nữ có thai,….bạn nên nhường ghế, họ sẽ rất vui vẻ.

– Khi tiếp khách: Gặp đối tác thì họ cúi đầu chào hỏi chứ không bắt tay như chúng ta, chỉ khi nào gặp người nước ngoài mới bắt tay.

– Người Nhật không thích những người biến mình làm tâm điểm tại đám đông như nói chuyện điện thoại lớn ở bến xe bus hay thổi phồng bản thân khoe khoang.

– Sự an toàn: Được biết đến với một đất nước kỷ luật nhưng không nên dựa vào cớ đó mà bạn mất cảnh giác về hành lý hoặc an toàn bản thân. Tốt nhất là không nên tiết kiệm về dịch vụ an toàn cá nhân trong các khu du lịch, khách sạn…

– Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.

– Tắt điện thoại khi ra ngoài.

– Người Nhật rất hay đeo khẩu trang. Việc đeo khẩu trang khi nói chuyện không bị coi là bất lịch sự.

– Mùi cơ thể cũng là một điểm cần chú ý vì ở Nhật sử dụng phương tiện giao thông là phổ biến.

Nơi ở

– Không bật nhạc lớn, tụ tập bạn bè, nói chuyện lớn tiếng làm ảnh hưởng đến hàng xóm.

– Đi về khuya, bạn bè qua lại đều được quan sát bởi hàng xóm: Nên chú ý luôn chào hỏi, bắt chuyện mọi người xung quanh để tạo sự thân thiện, giao lưu hàng xóm. Có thể tặng họ những món quà như: cà phê, kẹo, …để thấy mình biết lễ nghĩa, khi có việc gì khó khăn họ còn giúp đỡ.

– Nhiều nơi không cho phép nuôi thú nhỏ hoặc bạn sẽ phải trả thêm tiền nhất định để nuôi.

– Vứt rác đúng ngày giờ, và vứt vào đúng chỗ quy định.

– Trước khi vào bất kỳ ngôi nhà, xin bạn nhớ là hãy cởi giày ra.
 

Quy-tac-ung-xu-trong-doi-song-con-nguoi-Nhat-Ban
Luôn tạo thiện cảm đối với mọi người xung quanh

Ăn uống

– Việc khen một món ăn (dẫu không ngon) trở thành tính cách của họ trong giao tiếp. Cần chú ý khi mời người Nhật ăn.

– Ngược lại với Việt Nam, khi ăn các món bún, mỳ, miến mà phát ra tiếng “sup soạp” thì không được coi là bất lịch sự, người ta quan niệm phát ra tiếng như vậy sẽ tạo cảm giác ngon miệng.

– Khi ngồi ăn trong bàn, không nên tự rót nước/ rượu cho bản thân mà hãy rót cho người bên cạnh.

– Trong các nhà hàng ăn tự chọn (buffet), ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, không nên lấy nhiều rồi bỏ thừa. Nếu như vậy bạn sẽ bị phạt tiền đấy!

Trang phục

– Ở Nhật, phụ nữ thường ăn mặc kín đáo, hầu như không mặc hở ngực và lưng. Duy chỉ có váy ngắn và quần ngắn thì không sao.

Giao tiếp

– Viêc cảm ơn và xin lỗi trong mọi trường hợp là điều bình thường ở xã hội Nhật.

– Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.

– Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.

– Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra không nên động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như cãi cọ, giận dữ.

Tặng quà

– Nên tránh tặng những món quà đắt tiền, xa xỉ

– Khi đang nhờ người Nhật một việc gì đó, tuyệt đối không được tặng quà. Người Nhật có tính tự trọng rất cao, làm như vậy sẽ cho là “hối lộ”. Thêm nữa họ rất ngại việc nhận quà rồi mà lỡ không thực hiện được điều được nhờ.

Những quy tắc ứng xử khi bạn đến Nhật Bản, nếu như bạn làm tốt chắc chắn bạn sẽ được mọi người làng xóm yêu mến. Khi đi xa xứ, bạn hãy luôn tạo thiện cảm với tất cả mọi người thì mình mới được mọi người quan tâm và giúp đỡ khi gặp khó khăn theo tự học tiếng nhật 
==>> KatchUp
 chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *