Đất nước Nhật Bản

Seifuku ở Nhật

Seifuku ở Nhật

Đồng phục không phải là điều gì lạ lẫm với chúng ta, nhưng ở mỗi nơi lại có những nét riêng và truyền thống khác nhau, hãy xem đồng phục ở Nhật cùng tiếng nhật giao tiếp cơ bản như thế nào nhé.

Seifuku nghĩa Hán Việt là “chế phục”, trong tiếng Việt hiện đại, có nghia là “đồng phục” thực ra là một từ rất cổ. Vào năm Tenchou thứ 10 (833) trong một văn bản dưới luật (Ryonogige) có xuất hiện những quy định về mặc đồng phục ở Nhật đối với một số nghi lễ triều đình. Vào thời này, tang phục cũng được coi là một kiểu chế định bắt buộc.

 

Đến thời cận đại, Seifuku được dùng để chỉ những loại quần áo quy định cho những người thuộc một tập thể nào đó như học sinh, sinh viên, nhân viên công ty, nhà ga, nhà hàng, cảnh sát… Trong các loại đồng phục học sinh, có thể nói đồng phục cổ cồn cứng cho nam sinh và áo thủy thủy cho nữ sinh là cái độc đáo riêng của Nhật Bản. Loại áo cổ cồn cứng được dùng đầu tiên tại các trường Cao đẳng sư phạm vào năm Minh Trị thứ 19 (1886). Sau chiến tranh, áo cổ cồn đen đã từng được sử dụng làm đồng phục cho hầu khắp các trường phổ thông từ bậc tiểu học đến trung học của cả nước. Trong ký ức của mọi người vẫn còn đọng lại hình ảnh dễ thương của các học sinh lớp một khi mặc những bộ quần áo đồng phục rộng thùng thình vì bố mẹ mua sẵn cho cả khi lớn lên, vai đeo những cặp sách mới vào mùa nhập học của học sinh tiểu học năm xưa. Còn váy thủy thủ được dùng váy nữ sinh đồng phục ở Nhật lần đầu tiên  vào năm Taishou thứ 10 (1929) tại trường nữ sinh Fukuoka. Sau đó, trên khắp nước Nhật, có thêm nhiều trường nữ sinh sử dụng chúng làm đồng phục cho học sinh nữ.

 

Seifuku-o-Nhat
Áo cổ cồn cứng ở Nhật

 

Có thể nói rằng những loại quần áo của dân chúng Nhật quy định phải mặc trong thời chiến, hay những loại mũ, áo quần của nhân dân Trung Quốc được khuyến khích mặc sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dù không phải là trang phục bắt buộc đi nữa, chúng vẫn mang khuynh hướng “đồng phục”, gắn kết ý thức thống nhất của những tập thể với quy mô toàn quốc.

 

Vì cho rằng đồng phục cản trở tự do của trẻ nên nhiều trường đã bỏ quy định mặc đồng phục hoặc không bắt buộc phải mặc một cách nghiêm ngặt như trước. Cũng có người đưa chuyện mặc đồng phục ở nhà trường thành vấn đề để phê phán. Thế nhưng, với những trường nổi tiếng, mặc đồng phục  là chuyện để khẳng định uy tín, chuyên nghiệp của trường. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của gới kinh doanh dịch vụ, quan niệm về đồng phục đã thay đỏi, đó là loại trang phục của những thành viên trong một tập thể để tạo ra sự thống nhất toàn khối cho tập thể của mình. Khi tiếp khách hoặc trước người khác, đồng phục tạo cho khách cảm giác ưa thích về tập thể của mình. Từ việc hướng nội, ngày này đồng phục đã thay đổi đặc trưng của mình theo chiều hướng ngoại.

Đồng phục cổ cồn cứng
 

Thông thường mọi người vẫn gọi đây là đồng phục học sinh, sử dụng vải sẫm màu, dựng cổ đứng cao, cài khuy vàng. Đây là loại đồng phục được lấy mẫu từ đồng phục chiến binh của các sĩ quan lục quân Hoàng gia có quần màu sẫm như vậy. Vào năm Minh Trị thứ 19 (1886), Trường Cao đẳng quân sự và Trường Đại học Teikoku đưa việc mặc đồng phục vào quy chế của trường, về sau, việc này phổ biến ra các trường trung học khác, và hơn nữa lan rộng ra tất cả các trường phổ thông trong cả nước Nhật.

Đồng phục áo thủy thủ nữ
 

Loại đồng phục này vốn là của các thủy thủ, vào năm 1957, nó được quy định làm đồng phục cho Hải Quân Anh và phổ biến rộng ra khắp thế giới. Về swau nó trở thành mốt quần áo trẻ em rất được thịnh hành. Đến thế kỷ 20, loại áo này trở thành đồng phục nữ cho học sinh ở Anh. Nhưng hiện nay, loại đồng phục này có vẻ không còn thấy ở Anh nữa.

 

Seifuku-o-Nhat-1
Áo thủy thủ của nữ sinh Nhật Bản

Quốc phục của nhân dân
 

Kimono đã trở thành quốc phục Nhật Bản suốt hơn 1000 năm qua. Thực chất ban đầu kimono chỉ có tên gọi là Hòa Phục (nghĩa là danh từ chung chỉ quần áo Nhật Bản), nhưng trải qua thời gian với nhiều thay đổi, hiện giờ kimono trở thành tên gọi riêng quen thuộc và nổi tiếng khắp nơi trên toàn thế giới.

 

Đối với phụ nữ, Kimono chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.

 

Seifuku-o-Nhat-3
Đồng phục là cách gợi lên giá trị và tinh thần tập thể rất lớn

 

Kimono đã có gần 2 ngàn năm phát triển và trở thành quốc phục Nhật Bản, tuy nhiên để trở thành bộ quốc phục duyên dáng, đẹp như ngày nay thì đã có nhiều thay đổi qua 5 thời kỳ chính để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử. Heian, kamakura, Edo, Meiji, Showa. Cùng nhau làm thế nào để học tiếng nhật giỏi

Người Nhật đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *