Chỉ mỗi việc uốn trà thôi mà nghi lễ, nào là nguyên tắc… rồi lại còn cả tư tưởng và triết học nữa…
Morse, một học giả người Mỹ đến Nhật vào thời đầu Minh Trị có viết trong cuốn “Không gian sống của -người Nhật- Trong và Ngoài” rằng:
“Tôi đã từng cho rằng: Phần lớn các vẻ hình thức bên ngoài liên quan đến trà đạo đều không hợp lý, đến mức có thể cho chúng ta lãng phí. Thế nhưng, sau một thời gian học hỏi các nghi thức trà đạo này, tôi mới nghiệp ra một điều là: hầu như không có gì ngoại tệ, tất cả chúng đều rất tự nhiên, hơn nữa, chúng lại đều rất dung dị”. Theo ông, chính cái xem ra rất phiền phức ấy, thực chất lại là những cái rất tự nhiên, và đã nghiệp ra rằng chúng phải theo đúng lẽ thường như vậy. Về cơ bản thì chỉ có việc uống mỗi một bát trà thôi. Nhưng người Nhật đã làm cho việc này trở nên tinh tế; sáng lập ra Trà đạo, không chỉ có những nghi lễ hay qui định về việc uống trà mà người Nhật còn tạo ra một nền văn hóa mới độc nhất vô nhị trên thế giới gắn với những cái mang tính nghệ thuật như đạo cụ về trà, trang trí phòng trà, phòng tiếp khách, phòng trà, vườn cảnh… hay cả những quan niệm về thế giới tự nhiên, nhưng tư tưởng, triết học nữa.
Trà Đạo Ở Nhật Bản
Trà được mang từ Trung Quốc vào Nhật và lúc đầu chỉ có các nhà sư mới uống trà, nhưng sau đó, nó trở thành thú vui của giới võ sĩ, rồi phát triển rộng rãi như một phương tiện giao lưu. Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng trà đạo là thú vui của phụ nữ, là môn nữ công gia chánh của các bà các cô, nhưng thực ra, trước đây, trà đạo đều do các quan binh võ biền thực hiện.
Trong dòng chảy của sự phát triển về trà, lúc đầu, từ cách khuấy trà, uống trà, đặc biệt là các nghi lễ cúng như cách tổ chức Hội trà chưa có những qui định nghiêm ngặt gì cả. Người xác lập ra trà đạo là Senno Rikyo. Trà đạo theo phong cách của Rikyu được gọi là Wabicha, đi tìm kiếm cái đơn sơ, mộc mạc và tinh thần cao cả, trong một không gian nhỏ hẹp cố gắng giản tiện đến mức tối đa; người ta vui với việc uống trà tĩnh lặng và chiêm nghiệp về độ tu luyện của mình. Sau khi Rikyu qua đời, con cháu của ông lại tiếp tục truyền thống Đạo trà của Nhà Senno tạo ra các chi nhánh mới về trà như Omote Sennoke, Mushanokoji Sennoke. Hiện nay, người ta vẫn hay gọi trà đạo là Sado nhưng với nghĩa là người chủ trì buổi lễ nói chung, nên đến thời Minh Trị, trà đạo vẫn được gọi là Chado hay đúng hơn, trước đây, cách nói là Chanoyu còn phổ biến hơn cả.
Trà Đạo Ở Nhật Bản
Trà đạo được Okakura Tenshi giới thiệu với thế giới như một sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản trong cuốn “Sách về trà”, ở đây, trà đạo được biết đến với các tên gọi là “Ocha” hoặc “Cha no yu”.
Morse (Edward Sylvester Morse, 1838-1925)
Ông giảng dạy môn động vật học Trường Đại học Tokyo và là người đã tìm ra các đồ gốm thuộc dòng Omorikaizuka. Ông viết các trước tác như “Ngày ngày ở Nhật” (1917) hoặc “Những tháng ngày ở Nhật” (1929)…
Trà đạo ở nước ngoài
Người đã bỏ công sức để làm cho trà đạo được phổ biến ra bên ngoài là Omote Sennoke. Vào năm 1950, ngay sau chiến tranh, khi chính phủ Nhật Bản vẫn còn chưa thể phát hành hộ chiếu cho công dân nước mình do ở vào thế của một nước bị chiếm đóng, chủ nhân của dòng trà này đã lần đầu tiên đến Mỹ với tư cách là sứ giả văn hóa của Nhật. Năm sau, ông sáng lập ra chi nhánh của mình ở Hawai, rồi cứ thế, mở rộng dần các nước khác cho đến ngày nay. Hiện nay, tại một số đại sứ quán, Lãnh sự của bộ ngoại giao Nhật ở nước ngoaifc cũng đã thiết lập các cơ sở chính về trà đạo, hoa đạo làm trung tâm thúc đẩy giao lưu văn hóa của Nhật tại các nước này.
Senno Rikyu (1521-1591)
Ông là võ trưởng thời Azuchi Momoyama và là nghệ nhân nổi tiếng về Trà đạo. Ông theo học tướng quân Takeno Joo (phủ Saikai Osaka) về trà đạo, tạo ra trà Wabi, từ đó sáng lập ra Trà Đạo. Ông phụng sự các tướng quân Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi và được các chủ tướng đối đãi rất tốt. Tuy nhiên, do làm cho tướng quân Hideyoshi nổi giận, ông đã dùng gươm tự sát.
Okakura Tenshin (1862-1913)
Ông sinh ra ở Yokohama và là người dẫn đầu trong giới mỹ thuật của thời Minh Trị. Ông từng làm hiệu trưởng Trường Mỹ Thuật Tokyo ( về sau là trường Đại học nghệ thuật Tokyo) và là người sáng lập ra Viện Nghệ Thuật Nhật Bản. Ông cũng đã từng là Giám đốc phụ trách văn phòng Mỹ Thuật Đông Dương của Viện Mỹ thuật Boston ở Mỹ. Ông viết tác phẩm tiếng Anh như “Bừng tỉnh trước Đông Dương” hoặc “Bừng tỉnh trước Nhật Bản”, “Sách về trà”…
==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)