Văn hóa Nhật Bản

Hài kịch Kyogen

  • Là loại hình nghệ thuật truyền thống thân thuộc gắn với sự diễn xuất của Izumi Motoya và Nomura Mansai
  • Từ Nogaku được hài hước hóa, làm nhuần nhuyễn hôn rồi lan tòa sâu vào cuộc sống bình dân

 
Nhiều người vẫn thường hay gop kyogen và no vào làm một, nhưng nếu so sánh với "no" là loại hình nghệ thuật không dễ nắm bắt thì "kyogan" vốn bản chất từ xưa đã mang tính chất đại chúng. Gần đây, diễn xuất của các nhà hài kịch kyogen trẻ tuổi là Izumi Motoya hay Nomura Mansai trên các phương tiện đại chúng như tivi hay phim ảnh cũng đang thu hút sự quan tâm của dân chúng về loại hình kịch này.
 
Việc gọi là loại kịch thoại thình hành vào thời kỳ Muromachi là kyogen là dựa trên ý nghĩa của từ nay, có nghĩa là để chỉ các lời nói, cử chỉ mang tính khôi hài hoặc vượt khỏi những khuôn khổ thông thường. Cả no và kyogen đều có nguồn gốc từ một loại hài kịch được gọi là sarugaku. Từ sarugaku đã hình thành nên nogaku, một loại hài kịch mang tính ứng tác, và khi no và kyogen chưa phát triển và phân hóa ra như ngày nay thì nogaku là cội nguồn của cà 2 thê loại này. Sau đó, cái phần hài hước trong nogaku được đẩy lên và được tính và được tinh luyện hóa để chuyển thành kyogen. Cái phẩn hài hước bị cắt bỏ đi, chuyển dần sự nghiêm chình và huyền ảo đã trở thành kịch no.

hai-kich-kyogen
Hài kịch kyogen

 
Lúc đầu, kyogen được biểu diễn giữa các quãng nghỉ của kịch no, đóng vai trò như một loại giải trí cho no, nhưng về sau nó cũng được tách ra biểu diễn như loại hình nghệ thuật mang tính độc lập riêng.
 
Cà no và kyogen đều do 2 bố con nhà kannami và Zeami gây dựng nên, đặc biệt là Zeami đã để lại rất nhiều trước tác lý luận cũng như kịch ban về no. Tác phẩm tiêu biểu của ông là “Fushikaden” viết về sự duyên chuyển hóa từ sarugaku đến nogaku và bản chất sâu xa của quá trình này. Chữ ka được dùng trong fushikaden (nghĩa của chữ Hán là “Hoa”) chính là luận về sự hấp dẫn to lớn của nogaku.
 
Vào đầu thời Edo, có 3 trường phái kyogen là Phái Izumi, Phái Okura, Phái Kigi, và cùng với kịch no, đây là loại hình biểu diễn không thể thiếu được trong các nghi lễ của chính quyền Mạc Phủ, rất được các võ sĩ ưa chuộng. Thời ấy, rất nhiều các dinh cư của các lãnh chúa hoặc các võ sĩ quyển thế bố trí hẵn sân khấu kịch no và kyogen có mái che chuyên dụng. Do kyogen và kabuki của thời Edo giao hòa với nhau mạnh mẽ nên có giai đoạn nảy sinh tên gọi kyogenkabuki (hài kịch kabuki), và trong sự đối lập này, kyogen ược sử dụng để chỉ nokyogen (hài kịch no), phân biệt nó với loại kyogenkabuki (hài kịch kabuki).

hai-kich-kyogen
Hài kịch kyogen

 
Kyogen lấy đề tài từ những cái cười mang tính đại chúng để châm biếm những kẻ có quyền lực và uy thế trong xã hội. Chúng biến các lãnh chúa hay các sư sãi thành trò cười, đôi khi chúng cũng thêm mắm muối vào những cái ngớ ngẫn của dân chúng. Chẵng hạn như tác phẩm “Lãnh chúa Hagi” phê phán một lãnh chúa nhà quê được người hầu Taro dẫn đi thăm vườn hoa Hagi, trong khi đi thăm, do ít học nên gây ra rất nhiều sự cố, kể cả chuyện đọc sai cả thơ waka.
 

  • Kannami (1333 – 1384)

Là diễn viên và là tác giả sáng tác kịch no vào thời kỳ Nambocho (Nam – Bắc triều). Kannamin là trụ cột chính của phường Yunogi, vốn được hợp nhất lại từ bốn phường của Yamato Sakugaku và về sau được đổi tên thành phường kanami. Ông đã đưa vào trong kịch no cái truyền thống chính của phường kịch Yamato Sarugaku, hơn nữa, ông còn sử dụng loại nhạc của Kusemai vốn rất được ưa chuộng thời đó để tạo ra một phong cách hát no mới, nhờ đó mà hình thành nên thể thức cả kịch no ngày nay. Kịch sarunogaku, lúc đầu, chỉ được biểu dễn ở chùa Ima Kumano của Kyoto, nhưng nhờ sự ủng hộ của Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu nên đã được hình thành và có được vị trí xã hội chính thức của mình trên kịch đàn. Các tác phẩm kịch no tiêu biểu của ông là “Jinekoji”, “sotobakomatchi”, “Kayoikomatchi”, v.v…
 

  • Zeamin (1363 – 1443?)

Là diễn viên và là tác giả sáng tác kịch no đầu thời Muromachi. Ông là con trai của Kanami, là đời thứ 2 của dòng kịch Kanzedayu. Tân gọi Zeami lấy từ trên nhà Phật là Zeami Đà Phật mà thành. Zeami có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó có Inuo của phường kịch Omisarugaku với phong cách kiều diễm còn được cả Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu đánh giá cao hơn cả Zeami. Tuy nhiên, Zeami lại sử dụng luôn cả những thế mạnh trong phong cách của Inuo và tiếp tục phát huy truyền thống của phường Yamato Sarugaku để tạo nên một lối ca hát và vũ điệu huyển ảo tuyệt mỹ của kịch no. Có thể cho rằng kịch no được biểu diễu ngày nay chính là loại kịch được phát triển theo phong cách kịch của Zeami.

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *