Văn hóa Nhật Bản

Kịch Kabuki

Kịch Kabuki

  • Khởi nguồn của kabuki cũng giống như việc nhảy múa trên đường phố trong thời đại.
  • Chính văn hóa của lớp trẻ vốn mang những cảm xúc phản kháng lại xã hội đã thai nghén ra loại hình nghệ thuật này.

 
Sẽ là phiến diện nếu coi kabuki là nghệ thuật của những người có quyền lực hay nghệ thuật truyền thống của mấy ông bà già chuộng cổ. “Kabuki” vốn có từ nguyên từ động từ kabuki trong tiếng Nhật. Từ này có nghĩa là tạo phong thái hào nhoáng kỳ vĩ thu hút sự chú ý hay có những lời nói hoặc hành động khác hẳn với bình thường.
 
Vào nhửng năm của Triều Keicho (1596 – 1615) khi chuyển giao từ thời Momoyama sang đầu thời Edo, xuất hiện những kẻ vô công rỗi nghề mặc trang phục dị thường đi lại trên đường, làm những hành vi kỳ quặc, mọi người gọi đó là “bọn kabuki”. Bởi vậy, “vũ điệu kabuki” với những động tác hoặc cách thức như vậy chính là khởi nguồn từ đó. Nói túm lại, những cái kỳ quặc khác biệt như việc chỉ tay nói xấu sau lưng người khác hay những cái mới khác lạ làm cho người gài phải nhíu mày khó chịu là những đặc trưng quan trọng của kabuki.

kich-kabuki
Kịch Kabuki

 
Người ta cho rằng, kabuki với tính chất là kịch hiện đại bắt đầu hình thành tại Kyoto vào khoảng nhựng năm thứ 8 (1603) từ các vũ điệu kabuki của mộ phường hát cô đồng gọi là Okuni của chùa Izumo. Tương truyền những động tác kabuki của Okumi là “bắt chước bọn con trai khác lạ, dao dắt bên hông, áo quần lòe loẹt”. (Theo đương đại, 1915). Còn từ kabuki được dùng với ý nghĩa như hiện nay được xác lập từ thời Minh Trị.
 
Hiện nay, kịch kabuki được xếp vào loại hình kịch cổ điển của Nhật Bản bên cạnh kịch no, hài kịch kyogen và kịch rối joruri. Nhưng khởi nguồn của nó là loại hình nghệ thuật được nôi dưỡng bời văn hóa của lớp trẻ phản kháng lại xã hội và nó mang một lịch sử giống như sự bắt đầu của những điệu nhảy trên đường phố của thời hiện đại. Không chỉ là thới giới riêng của nghệ thuật, nó còn là hoàn thành sứ mệnh dẫn đầu thới giới mốt như việc để nhựng kiểu tóc mới kỳ lạ, mang y phục màu sắc khác thường, thắt dây đai không đúng kiểu v.v…

 kich-kabuki
Kịch Kabuki

 
Từ cuối nhựng năm 80, các vở kịch “Yamato Takeru” hay “Oguri” do Umehara Takeshi viết, được Ichikawa Enosuke biểu diễn là loại “siêu kabuki” rất lôi cuốn khán giả. Việc đưa vào các động tác bay lơ lửng trên không hay các trang phục gây ấn tượng “khủng” đã đưa kabuki trở về đúng nghĩa với tên gọi của nó. Điều này thể hiện ý tưởng mạnh mẽ muốn khơi phục lại kabuki với các loại hình giải trí theo đúng bản chất ban đầu của từ này.
 
 
Kabuki sau thời kỳ của Phường hát Okumi
Sau thời kỳ Okumi có “kabuki vũ nữ” do các gái láng chơi biều diễn, tiếp đó có “kabuki trẻ” do các thiếu nữ múa hoặc diễn trò nhưng vì nó dính dàng tới việc bán dâm và đồng tính nên bị chính quyền Mạc Phủ cấm biểu diễn với lý do là gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục. Sau đó, năm 1950, chính quyền Mạc Phu cho phép loại “kabuki nam giới” được công diễn. Đây là loại kabuki do các nghệ nhân nam biểu diễn nhưng lại để tóc mái tượng trưng cho giới trẻ và đây chỉ là một loại hình kịch chứ không phải là lối biểu diễn các vũ điệu hay lối nhảy gợi dục như trước đây. Tuy hình dáng là các nhân vật nữ nhưng lãi do chính các nam giới đóng là một trong những đặc thù lớn của kabuki. Kabuki hiện nay được cho là có truyền thống từ loại hình kabuki nam giới này.
 
Sự phát triển của kabuki
Vào thời kỳ Genroku (1868 – 1704), ở Edo và Osaka, việc biểu diễn kabuki theo phong cách riêng của từng vùng rất thịnh hành. Các vở kịch do Chikamatsu Zaemon viết đã tạo nên sự hấp dẫn rất lớn. Sau đó một thời gian, việc biểu diễn lại lắng xuống do kịch rối joruki (bunraku) lên ngôi và cuốn hút khán giả với loại hình này. Sau đó, nhờ có được sự giao hòa giữa kabuki và kịch rối nên kabuki vẫn không bị mai một đi. Có nhiều vở kịch cho đến nay vẫn được coi là tiêu biểu lcho kabuki như “kanadeHon Chushingura” “Yoshitsune Senbon Zakura” và trong đó, có khá nhiều vở joruri được kabuki hóa. Các loại hình nghệ thuật xuất hiện vào giữa và cuối thời Minh Trị có tên gọi như “tân kịch”, “trường phái kịch mới” chính là do sự so sánh với kabuki, cho rằng kabuki là loại hình nghệ thuật thuộc “trường phái cũ” hoặc “kịch cũ”.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *