Văn hóa Nhật Bản

Hội chứng Hikikomori ở Nhật Bản

Hội chứng Hikikomori ở Nhật Bản

 

Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ và từ chối tham gia vào đời sống xã hội và gia đình trong thời gian dài, chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình hoặc tệ hơn, sống tách biệt hoàn toàn với mọi người hãy tìm hiểu với katchup
học tiếng nhật katakana những thông tin mới nhất nhé

Theo Bộ Sức khoẻ, Lao động và Trợ cấp Nhật Bản thì khoảng 1,2 triệu người đã trở thành nạn nhân của dịch bệnh này.
Về mặt ngôn ngữ, chữ Hikikomori được viết bằng chữ Nhật 引き篭もり, được ghép bởi hai chữ 引き(hiki) và 篭もり(komori),  ghép hai chữ này có nghĩa là “rút lui”.

Hoi-chung-Hikikomori-o-Nhat-Ban

Đối tượng 

Bệnh thường xuất hiện ở những thanh, thiếu niên nam lứa tuổi 13 đến 29. Theo tâm sinh lý lứa tuổi, thì đối với nam giới từ 13 đến 16 tuổi là lứa tuổi dậy thì và là thời kỳ “bất kham” của các em nam thiếu niên. Từ 17 đến 29 là lứa tuổi trưởng thành, đã ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội.

Câu hỏi tại sao và đâu là nguyên do của hệ lụy này

Nguyên nhân đặc trưng

Có tới cả triệu thanh niên ở Nhật Bản được cho là đang sống khép kín tại căn phòng của họ, một số người "trốn" trong đó lâu tới cả thập kỷ. Câu hỏi đặt ra là vì sao lại người ta lại sống như vậy? Do áp lực, áp lực và áp lực!Áp lực phải trở thành đứa con ngoan, trò giỏi.Áp lực phải thành đạt và giàu có.Áp lực phải danh vọng và địa vị.Có quá nhiều thứ mà cuộc sống đòi hỏi.

Hệ thống giáo dục quá nặng nề

Ngay từ những năm bắt đầu đến trường (mẫu giáo), trẻ em Nhật Bản đã phải chịu một sức ép rất nặng nề. Để thực hiện tốt kỳ thi dự tuyển vào một trường học tốt nhất tại địa phương, nhiều em đã phải tham gia một lớp học dự bị vào lớp một. Và bắt đầu từ đó chúng sẽ phải thực hiện tốt các kỳ thi trong một trình độ giáo dục cao từ tiểu học đếnđại học và phải thi đỗ vào một trường có uy tín. Để đạt được điều này, trẻ em Nhật Bản phải học 8 tiếng một ngày, và 5,6 ngày /1tuần, học cả vào thứ7. Bởi vậy, từ lâu ở Nhật Bản đã xuất hiện và lưu hành cụm từ “ngủ bốn tiếng thì qua, ngủ 5 tiếng thì trượt” (ngủ bốn tiếng/1đêm thì đỗ, ngủ 5 tiếng/ 1đêm thì trượt) để diễn tả sự cạnh tranh khốc liệt trong thi cử ở Nhật Bản. 
 

Hoi-chung-Hikikomori-o-Nhat-Ban-1

Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân của căn bệnh này

Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật Bản

 “Trọng nam, khinh nữ”; trọng “con trưởng” vẫn hằn sâu trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản.

Đa số phụ nữ Nhật Bản sau khi kết hôn thì nghỉ ở nhà nuôi con, việc lo kinh tế cho cả gia đình do người đàn ông đảm nhiệm, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định luôn đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật Bản.
Một trong những áp lực như thế là sekentei, chỉ danh tiếng của mỗi người trong cộng đồng và áp lực gây ấn tượng với người khác. Hikikomori càng rút lui khỏi đời sống xã hội trong thời gian dài, họ càng nhận rõ về sự thất bại của mình. Họ mất hết sự tự tin từng có và việc rời khỏi nhà trở thành ác mộng.

Áp lực thứ hai là amae – sự lệ thuộc.

Đây cũng là yếu tố đặc biệt trong mối quan hệ gia đình ở Nhật Bản. Con gái thường ở lại với cha mẹ cho tới khi kết hôn. Con trai có thể sẽ chẳng bao giờ dọn ra ngoài sống. Ngay cả khi tới nửa số hikikomori có hành vi đánh đập cha mẹ, việc đuổi chúng ra khỏi nhà là điều khó tưởng tượng với các bậc phụ huynh Nhật Bản

Sức ép cạnh tranh và xã hội hiện đại

Tại quốc gia này chỉ có vài trường đại học "đắt giá", vậy nên sức ép và sự ganh đua là rất lớn. 20% học sinh may mắn thực hiện được "giấc mơ Nhật Bản" sẽ giành được biên chế suốt đời tại các tập đoàn danh tiếng. Số đông thanh niên không được tuyển dụng cảm thấy cuộc đời trở nên vô nghĩa. Họ tự rút lui và biến mất giống như một hikimori thực thụ.
 

Hoi-chung-Hikikomori-o-Nhat-Ban-3

Áp lực xã hội lớn ở Nhật

Về một mặt nào đó “văn hoá otaku” có những biểu hiện gần với hội chứng Hikikomori.Do các phương tiện giải trí thời hiện đại như: phim hoạt hình, truyện tranh, internet và game…cũng có những tác động không nhỏ đến hội chứng Hikikomori. Thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay gắn với một trào lưu văn hoá mới “văn hoá Otaku”, với một loạt các cụm từ : “manga otaku”(otaku truyện tranh), “pasokon otaku” (otaku máy tính), “anime otaku”(otaku phim hoạt hình), “gemu otaku” (otaku game)…. “Otaku” (お宅) để chỉ nhà của người khác, nhưng ở đây là chỉ những “fan” say mê cuồng nhiệt, chìm đắm trong thế giới truyện tranh, game, internet, video.. Trong cuộc sống thực họ không thích nghi nổi, vì lo sợ sẽ bị từ chối hoặc ghét bỏ, mà đã tìm đến các nhân vật hoặc thần tượng trong truyện tranh, phim hoạt hình. Sự chìm đắm thái quá trong thế giới tưởng tượng đã dẫn đến những những lệch lạc trong hành vi và lối sống .

Đây được coi là hậu quả của một xã hội quá kì vọng vào sự thành công cá nhân. Hầu hết những người trẻ tuổi chịu sức ép rất lớn từ cha mẹ, trường học và xã hội : họ phải trở nên độc lập, phải tiến bộ liên tục và không có ngưỡng thành đạt cuối cùng. Và khi không thể thực hiện được những mong mỏi đơn giản như hỏng thi hay không hoàn hảo trong một môn thể thao nào đó thôi họ cũng tự biến thành nhà tu ẩn dật thời hiện đại.

Biểu hiện

Ban đầu, đối tượng tự cắt đứt mối quan hệ với bạn bè và trường học, sau đó thu hút sự quan tâm của gia đình, trước hết là người mẹ. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ ba, hikimori chấm dứt quan hệ với gia đình và tập trung sự hung hãm vào chính mình. Trong căn phòng, hikimori không làm gì cả ngoại trừ việc lên Internet vào buổi tối và ngủ suốt ngày. Chìm ngập trong thế giới ảo tưởng của chính họ, hikimori hoàn toàn cách ly với cộng đồng.

Triệu trứng của mỗi bệnh nhân rất khác nhau. Một số người ngoài việc sống ẩn dật còn rất hay tức giận vô cớ hoặc bộc lộ các hành vi của trẻ con như cào cấu vào người mẹ. Các bệnh nhân khác thể hiện sự ám ảnh, hoang tưởng và trầm cảm. Không hiếm trường hợp bị chính con mình khủng bố, các bậc phụ huynh buộc phải ngủ trong xe hơi hoặc trong buồng tắm và tự vệ bằng bình xịt hơi cay.

Cách nhìn  ban đầu và sự can thiệp của xã hội với những hệ lụy "không thể làm ngơ"

Suốt nhiều năm Hikikomori là đề tài cấm kị. Đến cuối thập kỉ 90, họ rơi vào tầm ngắm của các phương tiện thông tin đại chúng bởi những hành vi phạm pháp nghiêm trọng.
Tháng 5 năm 2000, một Hikikomori 17 tuổi chạy trốn khỏi bệnh viện tâm thần đã cướp xe buýt sau khi giết chết một hành khách.
Một kẻ chán đời khác nghiện phim con heo đã biến ý tưởng của mình thành hiện thực thông qua việc hãm hại bốn trẻ vị thành niên.
Tiếp theo là vụ bê bối liên quan đến chàng trai hikikomori 24 tuổi bắt cóc cô gái 17 tuổi và suốt bốn tháng đóng rọ miệng nạn nhân.
Tuy nhiên, giới chuyên gia địa phương cho rằng, đa số hikimori không làm hại ai, ngoài bản thân.
Với chàng thanh niên có tên Hide, vấn đề của anh đã bắt đầu xuất hiện ngay khi bỏ học.
"Tôi đã bắt đầu đổ lỗi cho bản thân mình. Cha mẹ tôi cũng trách mắng vì tôi không đi học. Áp lực tăng lên" – anh kể – "Rồi dần dần tôi sợ ra ngoài, sợ gặp người khác. Cuối cùng tôi không thể ra khỏi nhà mình".
"Trong đầu tôi chứa đầy các cảm xúc tiêu cực" – anh nói – "Sự tức giận với xã hội và cha mẹ, nỗi buồn vì lâm vào tình cảnh này, nỗi sợ về điều gì có thể xảy ra trong tương lai, sự ghen tị với những người đang sống cuộc sống bình thường".

Matsu trở thành hikikomori sau khi bất đồng với cha mẹ về sự nghiệp và việc học hành. "Tôi bình thường về tâm lý, nhưng cha mẹ đã đẩy tôi theo con đường tôi không thích" – anh nói. Cha Matsu là một nghệ sĩ và có công ty riêng, ông muốn con trai theo nghiệp mình. Nhưng Matsu muốn trở thành nhà lập trình máy tính trong một công ty lớn. Anh chỉ muốn làm công ăn lương, điều cha anh nói là không có tương lai.

Giống nhiều hikikomori, Matsu là con cả và phải chịu sự kỳ vọng lớn nhất từ cha mẹ. Anh bực tức khi thấy em trai được làm điều nó thích. "Tôi trở nên bạo lực và phải sống tách khỏi gia đình" – anh nói.
Hide và Matsu hiện đã bắt đầu phục hồi nhờ được sự giúp đỡ từ một CLB từ thiện ở Tokyo, được gọi là ibasho. Những nơi như thế này giúp các thanh niên hikikomori tái hòa nhập xã hội.
Kết luận
Nếu trong nhiều năm liền, Hikikomori là một căn bệnh mà các gia đình có người thân mắc phải đã không dám thổ lộ cùng ai thì đến nay nó đã trở thành một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trong khi không thể chặn tận gốc dịch bệnh hikikomori thì người Nhật đang phải tìm ra những liệu pháp giúp người bệnh thuyên giảm.
Xã hội phát triển, luôn có những mặt trái dù ít nhiều mà mỗi quốc gia đều phải hứng chịu và chấp nhận, sự bất toàn trong chu trình phát triển xã hội là hoàn toàn tự nhiên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Dù các chuyên gia tâm lý đều cho rằng hội chứng Hikikomori có thể chữa khỏi, bệnh có thể hồi phục và người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản, chưa kể đến việc cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt rất khó khăn, bởi thế sự quan tâm và động viên giúp sức là trách nhiệm của mỗi người, không chỉ ở bạn bè, người thân, gia đình, nhà trường, mà của cả toàn xã hội.
 

Theo học từ vựng tiếng nhật 

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *