Văn hóa Nhật Bản

Người Nhật và Văn hóa… ngủ gật

Người Nhật và Văn hóa… ngủ gật
Trong các hội nghị quốc tế, người Nhật vẫn thường bị chỉ trích về 3 chữ S. Đó là Smile, Silent và Sleep (cười mỉm, im lặng, và ngủ). Người Nhật “gật gù” ở mọi nơi, mọi lúc. Trên xe điện, xe bus, trong thư viện, và thậm chí ngay trong các hội nghị, hội thảo và trong các cuộc tranh luận tại quốc hội. Một nơi mà chúng ta có thể mục kích được nhiều người Nhật ngủ nhất có lẽ là trên các phương tiện công cộng. Khi di chuyển trên các phương tiện này, người ta luôn có cảm giác an toàn nên rất dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Tại Tokyo và Osaka luôn có một hệ thống xe điện chạy vòng quanh thành phố, nếu bạn có lỡ ngủ quên thì cũng không sao, bạn có thể ngồi ngủ tiếp để chờ xe điện vòng lại một lần nữa.
nguoi-nhat-va-van-hoa-ngu-gat

Một sô người Nhật tranh thủ ngủ trên tàu điện

Vì sao lại như vậy?
Một sự thật thú vị là nếu quan sát một người Nhật đang có cui mặt và lim dìm mắt thì sẽ có 2 trường hợp, một là họ đang tập trung cao độ và một là họ thật sự …ngủ gật.
Vì sao lại có 2 thái cực trái ngược nhau đến như vậy?
Ở trường hợp thứ nhất, quan niệm của người Nhật cho rằng khi ta khép đôi mắt lại, hạn chế sự nhìn thì ta sẽ có thể tập trung tối đa vào đôi tai. Tức là điều này giúp cho việc lắng nghe được tốt hơn, khiến cho mọi âm thanh, lời nói của những người khác đều được ghi nhận một cách đầy đủ nhất. Vậy ra, một ủy viên người Nhật có vẻ gật gù thì thật ra họ đang tập trung lắng nghe kĩ ý kiến của những thành viên xung quanh. Vì vậy, đôi khi các nghị sỹ nước ngoài thấy một ông nghị người Nhật lim dim mắt, nhưng vẫn vỗ tay đều đều khi kết thúc phần phát biểu của các ủy viên khác, hoặc tham gia tranh luận một cách sôi nổi là vậy.
                                       

Nghị sĩ Nhật lim dim mắt để tập trung

Ở trường hợp thứ hai, họ thật sự ngủ gật vì họ đã vắt kiệt sức lực của mình cho công việc. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, người Nhật vẫn có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào T7 và CN, tuy nhiên vì khối lượng công việc là nhiều vô kể nên họ vẫn thường dành 2 ngày cuối tuần để hoàn tất nốt công việc của những ngày trước đó. Mặt khác, người Nhật có thói quen làm việc muộn vào buổi tối, đặc biệt là các nghị sỹ Nhật thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị tranh luận các chủ đề chính trị bắt đầu từ lúc khuya và kết thúc là buổi sáng hôm sau.
Vì vậy, cũng chẳng trách được khi ta bắt gặp không ít hình ảnh người Nhật ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi khi họ có điều kiện, mục đích là tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc vất vả. Từ đó, khái  niệm về hình ảnh người Nhật ngủ gục trong phòng họp được ra đời với cái từ “inemuri” nổi tiếng trên toàn thế giới.
nguoi-nhat-va-van-hoa-ngu-gat

Nhân viên ngủ gật trong công ty

Vì vậy, cũng chẳng trách được khi ta bắt gặp không ít hình ảnh người Nhật ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi khi họ có điều kiện, mục đích là tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc vất vả. Từ đó, khái  niệm về hình ảnh người Nhật ngủ gục trong phòng họp được ra đời với cái từ “inemuri” nổi tiếng trên toàn thế giới.
Ngủ gật một cách có nguyên tắc ở các công ty Nhật
Khi làm việc ở các công ty Nhật tuyển dụng, các bạn thường sẽ bắt gặp các câu chào của đồng nghiệp trước khi về nhà là otsukaresama deshita có nghĩa là: “bạn đã làm việc vất vả rồi”. Ngược lại, nếu bạn là người rời khỏi văn phòng việc làm tiếng Nhật trước thì sẽ là “Osaki ni shitsurei shimasu” dịch ra là “xin lỗi vì tôi đã rời công ty trước bạn”.
Điều đó có nghĩa là khi ở trong môi trường việc làm tiếng Nhật, bạn càng làm việc vất vả và nhiều bao nhiêu thì đồng nghĩa bạn càng được ưu ái và khen thưởng nhiều bấy nhiêu. Khi làm việc nhiều đến mức cạn kiệt hết năng lượng thì việc giấc ngủ của bạn trở nên cấp thiết là điều hiển nhiên. Chính vì lẽ đó, hình ảnh nhân viên ngủ tại nơi làm việc có khi được xem là biểu hiện của sự chăm chỉ.
nguoi-nhat-va-van-hoa-ngu-gat

Nghỉ trong giờ làm việc

Nhưng liệu các công ty Nhật tuyển dụng có cho phép nhân viên có thể ngủ bất cứ lúc nào trong nơi làm việc? Thực tế là không, bởi vì nếu bạn đang làm việc ở trong môi trường việc làm tiếng nhật thì bạn cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc, đó là: bạn có thể ngủ nhưng phải ngoài giờ quy định làm việc ra và thoạt trông bạn có vẻ như đang ngủ rất say nhưng khi có một yêu cầu công việc nào đó gấp chợt đến bạn phải bật dậy và làm việc ngay lập tức. Vì nếu không bạn sẽ bị cho là lười biếng hoặc đơn giản chỉ là lợi dụng khái niệm “inemuri” để mà nghỉ ngơi.

John Spacey một người Canada đã có thâm niên làm việc trong môi trường việc làm tiếng Nhật tại một công ty kiến trúc ở Nhật Bản kể lại câu chuyện của mình rằng: “Điều làm tôi ngạc nhiên nhất khi tôi họp trực tiếp 1:1 với sếp của mình. Ông ấy sẽ yêu cầu tôi trình bày hoặc thuyết trình về một chủ đề gì đó – tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc ông sẽ ngủ trong suốt thời gian tôi thực hiện công việc của mình. Thật kỳ lạ khi tôi phải thuyết trình mà biết rằng sẽ chẳng ai nghe tôi trình bày về bất cứ điều gì. Điều duy nhất tôi mong là sếp của tôi sẽ đánh giá cao công việc của mình: tôi có thể sẽ xuất hiện trong giấc mơ của ông ấy.

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *