Những điều cần chú ý khi đến tham quan Nhật Bản
Tuy nhiên khi các bạn du lịch cần chú ý những điểm khác biệt ở nơi đất nước mặt trời mọc này.
Hãy cùng Katchup Flashcard khám phá nhé!
Những điều quan trọng cần phải làm khi du lịch Nhật Bản
– Ðối với các đồ vật quý giá trên 300 USD (camera, máy chụp ảnh loại lớn, máy chụp hình cơ, máy thông tin…), nên cầm theo hoặc để ở túi xách tay tiện cho việc kiểm tra và phải khai báo trong tờ khai Hải quan.
– Số tiền tối đa được phép mang theo không phải khai báo với hải quan: 7.000 USD. Nếu bạn cần sử dụng nhiều nên mang theo các loại thẻ tín dụng như: Master Card, Visa Card, ANZ, HSBC, VCB, ACB…
– Không mang theo tài liệu mật, tài liệu Quốc Gia, tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ quan nhà nước.
– Quý khách mang theo hộ chiếu gốc để làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
– Những mặt hàng mua tại nước ngoài từ 300 USD trở lên về tới cửa khẩu Việt Nam sẽ đánh thuế. Tivi từ 21 inch trở lên khi mua về Việt Nam bị đánh thuế 120% .
– Có mặt tại Ga quốc tế, Quầy làm thủ tục check in sân bay Nội Bài trước 02h khởi hành đối với chuyến bay quốc tế.
Xin visa vào Nhật Bản:
Đối với người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ: được miễn thị thực Nhật Bản từ ngày 01/5/2005 theo qui định của Bộ Ngoại Giao hai nước Việt Nam- Nhật Bản. Chi tiết tham khảo link:
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns050314144619/view
Người có thẻ Apec còn hiệu lực sử dụng mà trên thẻ ghi rõ được đến Nhật Bản thì cũng không phải xin visa vào Nhật Bản.
Người có hộ chiếu phổ thông cần phải xin thị thực nhập cảnh Nhật Bản. Nộp hồ sơ cho bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, địa chỉ 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 4-3846-3000, bộ phận lãnh sự máy lẻ 3133. Nhận hồ sơ vào buổi sáng các ngày làm việc, trả kết quả vào các buổi chiều.
Thời gian trả kết quả là sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Lệ phí cấp visa:
Visa 1 lần: 750.000 VNĐ/người
Visa nhiều lần: 1.500.000 VNĐ/người
Chi tiết tham khảo: http://www.vn.emb-japan.go.jp/html/consular.html
Khám phá các cung điện hoàng gia, tháp, đền thờ
Điện thoại ở khách sạn rất đắt. Vì thế, bạn nên mua thẻ điện thoại ở Nhật Bản rồi gọi tại các cabin điện thoại công cộng, hoặc bỏ xu trực tiếp vào các máy điện thoại công cộng. Mỗi lần gọi nội thành bỏ vào máy 100 Yên. Đối với người có điện thoại cầm tay có thể đăng ký mở roaming tại Việt Nam và sử dụng điện thoại của mình tại Nhật, tuy nhiên điện thoại của bạn phải có chương trình hỗ trợ 3G thì mới dùng được ở Nhật. Có thể thuê điện thoại di dộng (ví dụ tại quầy ABC gần chỗ bán vé Limousine Bus) ngay tại sân bay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, tiền cước rẻ hơn là gọi từ di động của chính mình. Ngoài việc trả 1 khoản cố định cho việc thuê 1 chiếc điện thoại di động khoảng 2000 Yên/ tuần, bạn phải trả tiền cước cho từng cuộc gọi là 80 Yên/phút nếu gọi trong thành phố, 200 Yên/ phút nếu gọi quốc tế.
Gọi điện thoại từ Việt Nam sang Nhật Bản :
0081 + mã vùng + số thêu bao của Nhật. Nếu mã vùng và số thuê bao bắt đầu bằng chữ số 0 thì bỏ số 0 đi rồi bấm các số tiếp theo:
Ví dụ: 00 81 3-5402-8003 ( gọi số 03-5402-8003 ở Tokyo)
00 81 90- 4831- 4723 ( gọi số di động 090- 4831- 4723)
Từ Nhật Bản gọi về Việt Nam
010 84- 4- 3934 8143 (Gọi số 3934 8143 ở Hà Nội)
010 84- 903 350.350 (Gọi số di động 0903 350 350)
Điện thoại khẩn cấp tại Nhật bản:
1. Khi có người bị đột quỵ, ốm đau, khi có hỏa hoạn hoặc có người bị thương do hỏa hoạn hoặc do tai nạn giao thông cần xe cứu thương hoặc cần cứu hộ …ấn số 119. Điện thoại viên trực 24/24, tiếng Anh, không mất phí.
2. Khi cần báo cảnh sát vì lý do bị tai nạn giao thông hoặc bị tội phạm tấn công, cướp giật…gọi số 110. Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, tổng đài 110 sẽ hướng dẫn phím chuyển để kết nối tới thông dịch phiên (tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ nào đó).
3. Cứu hộ trên biển gọi số 118
Mùa xuân và mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, có thể ngắm cảnh đẹp bất kì đâu.
Tiền Yên (JPY). 1JPY tương đương khaongr 215 VND; 1USD tương đương 95 JPY. Tỷ giá lên xuống tùy thời điểm. Muốn biết tỷ giá hàng ngày vào link http://www.oanda.com/convert/classic
Khi đến Nhật Bản tốt nhất bạn nên mang theo tiền Yên, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều thanh toán bằng tiền Yên, không thu Đô La Mỹ.
Việc đổi tiền ở Nhật không dễ dàng Muốn đổi tiền phải đến các ngân hàng hoặc các sở giao dịch hợp pháp. Ngoài ra phải nhớ đem theo hộ chiếu của mình. Các ngân hàng mở cửa từ 9h sáng đến 3 h chiều. Thứ 7, chủ nhật và ngày lễ chính ngân hàng nghĩ. Bạn cũng có thể đổi tiền tại các cửa hàng ăn lớn, nhưng giá sẽ đặt hơn các điểm giao dịch.
Không quên tháo dày:
Đến Nhật,bất kể bạn đặt chân đến phòng họp hội nghị hay nhà riêng, đều phải thay dép, có lúc phải thay hai lần.
Đến Nhật nên mua gì thì tốt
Đồ điện của Nhật khá tốt, giá lại rẻ, mua một chút đem tặng người thân trong nước là hợp lý nhất. Các loại đồ chơi, quần áo, giày dép đều là đồ Trung Quốc mà giá cả lại đắt kinh người. Các cửa hàng của Nhật Bản đều đóng cửa lúc 7h tối, cho nên bạn đừng đợi đến lúc dạo phố mới sắm đồ.
Đi tàu điện ngầm rất thuận tiện
Nếu bạn muốn đi dạo phố tốt nhất nên ngồi tàu điện ngầm, vì đây là hình thức đi lại rẻ nhất. Tàu điện ngầm ở Nhật Bản khá phát triển và tốc độ nhanh. Mức phí sinh hoạt ở Nhật là vô cùng cao cho nên thuê xe sẽ rất đắt. Nếu bạn không biết tiếng Nhật, tốt nhất nên đem theo danh thiếp khách sạn nơi mình ở đề phòng lúc lạc đường.
Khách du lịch phải tự chuẩn bị những vật dụng cá nhân
Các khách sạn ở Nhật Bản rất ít khi có bàn chải, kem đánh răng, dép lê, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn khi đi du lịch. Nếu đi du lịch vào mùa xuân tốt nhất nên đem khẩu trang, nếu là mùa đông nên đem kính râm, mũ và không nên đi giày cao gót.
Khi sử dụng các dịch vụ khách sạn:
– Đa số các khách sạn đều có dịch vụ PAY TIVI (chiếu các loại phim giải trí) nếu không xem đề nghị không bấm nút PAY, nếu nhấn nút rồi sau đó không xem bạn vẫn phải thanh toán tiền.
– Có thể trong một vài khách sạn có sử dụng hệ thống robot minibar (tủ lạnh chứa thực phẩm tự động), nếu không sử dụng không nên nhấn nút lấy các sản phẩm, trong trường hợp đã nhấn nút lấy thực phẩm không nhét trả trở lại vì máy đã tính tiền rồi.
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới có bốn mùa mang những đặc điểm riêng. Mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Thời gian lý tưởng nhất để đến Nhật bản là vào nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 4 – lúc hoa Anh Đào nở rộ và từ nửa cuối tháng 10 đến nửa đầu tháng 11- là thời kỳ bạn có thể ngắm lá vàng lá đỏ. Nhiệt độ trung bình cả năm ở Tokyo là 15,6 oC nhưng mùa hè nhiệt độ ở đây thường trên 30 oC và ban đêm hơn 25o C. Mùa đông Tokyo rất lạnh, nhiều khi có tuyết. Nhiệt độ trung bình ở Okinawa vào tháng Giêng là 16oC. Trong khi đó, các vùng khác lại tương đối mát ngay cả mùa hè, chẳng hạn như Abashiri ở Hokkaido, nhiệt độ trung bình trong tháng 8 là 19,1oC.
Giao thông ở Nhật Bản
Hệ thống giao thông công cộng ở Nhật Bản rất hiện đại, dịch vụ tốt, tàu điện ngầm, tầu nổi và xe buýt rất phổ biến và thuận tiện. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn tại các ga tàu rất rõ ràng, dễ hiểu. Có cả chi dẫn bằng tiếng Anh kèm theo.
==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)