Văn hóa Nhật Bản

Thiệp Chúc Mừng Năm Mới Của Người Nhật

Thiệp Chúc Mừng Năm Mới Của Người Nhật

  • Nhờ sự phát triển của ngành bưu chính, thiếp chúc tết đã thay thế việc đi đến từng nơi chúc tết vào dịp đầu năm
  • Máy móc thông tin có phát triển đến mấy, ý thức con người đã định hình cũng khó thay đổi được

Cũng có người cho rằng việc gửi thiếp chúc tết đầu năm mới là kiểu cách sáo rỗng, không chân thành, nên cần phải loại bỏ khỏi cuộc sống và thực tế là khách sáo, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa. Đúng hơn, tập tục này đã được thực hiện đại hóa, là một dạng thức mới của trước đây mà thôi. Trước đây, chúc mừng năm mới được coi là việc khởi đầu cho một năm hoặc là nghi lễ của năm, đó là việc vào dịp năm mới, mọi người đi đến nhà họ hàng tụ họp ở nhà bố mẹ hoặc nhà tộc trưởng của một dòng họ suốt cả đêm giao thừa để đón chào Thần năm mới, Thần Phúc Lộc của năm. Việc này được mở rộng ra trên phạm vi một địa phương, tạo ra tục lệ là ở các làng xã thì mọi người đi chúc tết tất cả các hộ trong làng, còn ở thành phố thì đi chúc tết các khách hàng quen hoặc các cấp trên của cơ quan làm việc. Đến thời Minh Trị, các loại xa kéo phát triển mạnh càng làm cho việc đi thăm các nhà trở nên dễ dàng hơn và nhiều hơn. Đến năm Minh Trị thứ 4 (1871) bắt đầu có ngành bưu điện, và việc này đã làm nảy sinh ra tập tục gửi thiệp chúc mừng đến nhau, khuynh hướng đi đến các nhà thăm nhau giảm dần đi.

thiep-chuc-mung-nam-moi-cua-nguoi-nhat
Thiệp Chúc Mừng Năm Mới Của Người Nhật

Vào năm Showa thứ 11 (1936), ngành bưu điện bắt đầu đưa ra những hoạt động đặc biệt dành cho việc gửi thiệp chúc mừng năm mới. Vào năm này, loại tem dành riêng cho thiệp chúc têt được bán ra. Còn loại bưu thiếp có in thêm giải thưởng trúng xổ số đã được phát hành sau chiến tranh vào năm Showa 24 (1959). Có đến 180 triệu tấm thiệp được in ra, nhưng nghe nói lúc đàu, đó là tiền ủng hộ dành cho quỹ phúc lợi nên hình như không bán được hết. Thế nhưng sau đó, số lượng phát hành vẫn tiếp tục tăng lên, đến năm Heisei 12 (2000) đã lên tới 4.250 triệu thiếp. Năm đó là đỉnh điểm cao nhất, sau đó, việc phát hành này có khuynh hướng giảm đi. Khi các phương tiện truyền thông khác như máy fax hoặc thư điện tử trở nên phổ biển, người ta đã dự đoán là việc gửi thiếp chúc tết sẽ giảm mạnh, nhưng thực tế của một số năm gần đây cho thấy  loại thiệp chúc mừng được in màu mực với kỹ thuật cao rất đẹp lại bán ra với số lượng tăng đều hàng năm. Mặc dù tổng số lượng thiếp chúc tết hàng năm có giảm đi, nhưng việc phổ cập của máy tính cũng không phá vỡ được phong tục gửi thiếp chúc mừng năm mới lâu nay của người Nhật. Quả là cái suy nghĩ rằng vào dịp năm mới phải trao nhận những lời chúc tụng đầu năm với một ai đó đồng thời với nó là việc có được cái không khí mới mẻ đầu xuân vẫn không thể nào mất đi được với người Nhật.

thiep-chuc-mung-nam-moi-cua-nhat-ban
Thiệp Chúc Mừng Năm Mới Của Người Nhật
 

Ngành bưu điện với dịch vụ đặc biệt cho việc gửi thiệp chúc tết
Thư chúc tết năm mới chủ yếu là loại bưu thiếp. Trên các tấm thiệp hoặc vật phẩm chúc tết gửi bưu điện trong khoảng từ ngày 15 đến ngày 28 tháng 12 sẽ được đóng dấu bưu điện đề ngày 1 tháng 1 để bưu điện phát đến người nhận từ gửi thiếp chúc tết là vào năm 1889, đến tháng 11 năm 1906, nó được chính thức hóa thành qui định của ngành, và từ đó, hằng năm, số lượng thiếp ngày càng nhiều hơn. Từ sau năm 1937, do tình hình khó khăn, việc này bị giảm mạnh, và năm 1940, dịch vụ đặc biệt này có bị cắt đi. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, đến năm 1948, dịch vụ này lại được mở lại rồi từ năm 1949 trở đi, ngành bưu điện bắt đầu phát hành loại thiệp năm mới có kèm theo các giải xổ số. Số lượng thiếp chúc mừng thế này tăng đều hàng năm, đến năm 1999, thì số lượng thiếp phục vụ trong dịp tết lên đến 4,2 tỉ.

Các loại thiếp thăm hỏi ở Nhật
Cũng như việc gửi biếu và nhận các lễ vật, việc gửi các loại thiếp thăm hỏi diễn ra phổ biến ở Nhật. Vào các dịp hiếu hỉ quan trọng trong cuộc đời như may chay, cưới hỏi, lễ thành niên, hay lễ hội trong năm sẽ có các loại thiếp như thiếp chúc mừng năm mới, thiếp thăm hỏi vào dịp hè nóng bức, thiếp chúc mừng giáng sinh, hoặc vào những khi có những sự kiện khác thường xảy ra như chuyển nhà, tốt nghiệp, sinh con… người Nhật cũng đều gửi thiếp đến nhau.

Bưu thiếp
Bưu thiếp được sử dụng đầu tiên ở nước Úc vào năm 1868, còn ở Nhật, sau khi ngành bưu điện được thành lập 2 năm, vào năm Minh Trị thứ 6 (1873), bưu thiếp bắt đầu được phát hành. Lúc đầu, đó, là 2 mảnh gập của loại giấy Nhật, nhưng từ năm 1975 cho đến nay, chỉ còn lại một mảnh kiểu như thiếp của Châu Âu.

​​​​​​​==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *