Đất nước Nhật Bản

Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II – Phần 1

Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II – Phần 1

Sau chiến trang thế giới thứ hai, Nhật Bản phát triển như thê nào hiệu quả nhất. học tiếng nhật katakana sẽ giúp bạn.
Trở về sau từ chiến trường, Nhật Bản mất tất cả nhưng tinh thần của người Nhật vẫn còn đó. Đó là lòng ham muốn học tập cao độ ở trong mỗi người dân. Người dân nơi đây biết cách đứng lên một cách mạnh mẽ từ đống tro tàn đổ nát. Trong khi đó có bi kịch lịch sử về tàn phá đau thương của chiến tranh do con người gây ra khi hai thành phố công nghiệp và hải cảng hàng đầu Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki, đã bị bom nguyên tử hạt nhân của quân đồng minh hủy diệt. Thiệt hại của Nhật Bản trong chiến tranh được coi là thiệt hại lớn nhất trong lịch sử.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, con người Nhật Bản đã làm cho đất nước họ nhanh chóng vươn lên trở thành nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới.

 Su-phat-trien-than-ky-ca-Nhat-Ban-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-II
Sự hoang tàn ở Hiroshima sau khi hứng chịu bom nguyên tử

 

Nhật Bản đã xây dựng các trường đại học quốc lập mới trên tất cả các tỉnh thành. Tất cả các trường trung cấp chuyên nghiệp trước chiến tranh đều được đầu tư nâng cấp trở thành trường đại học. Sau chiến tranh, Nhật Bản nghèo khó về mặt vật chất nhưng các trường học không ngớt được đầu tư xây dựng. Đặc biệt là Nhật Bản đã tập trung cho công cuộc giáo dục thực nghiệm và giáo dục tri thức toàn diện.

Đến năm 1970, toàn bộ học sinh trong độ tuổi đi học đều tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhờ học tập mà người dân Nhật Bản đã xây dựng lại đất nước từ trong đổ nát. Đồng thời với công cuộc giáo dục đào tạo, các phong trào tự nguyện của người dân được triển khai một cách tích cực để thực hiện một xã hội dân chủ. Mọi người dân Nhật Bản đều mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết để xây dựng một xã hội mới từ trong đổ nát. Tất cả các tổ chức xã hội của công nhân, nông dân, hợp tác xã, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đoàn thể kinh tế, tổ chức các công ty vừa và nhỏ đều tích cực triển khai các hoạt động học tập tại các vùng miền, nơi làm việc với niềm tin tưởng mạnh mẽ. Sự nỗ lực trong học tập sẽ mang lại tất cả.

Nhờ quá trình học tập, mà nhân viên công ty Kyocera có thể hiểu được “nghĩa lớn” – có thể suy nghĩ được vai trò thực sự mang tính xã hội của bản thân, có thể biết được sự tuyệt vời của quá trình lao động mang tính xã hội đúng đắn nhờ việc coi trọng sự đoàn kết, sức mạnh của việc hợp tác với toàn thể mọi người, là nguồn năng lượng to lớn trong công ty. Nhờ việc học tập mà họ làm việc không vì lợi ích riêng của từng cá nhân, không vì ham muốn dục vọng của riêng mình. Tức là, nhờ học tập mà nhân viên coi trọng việc hợp tác trong kinh doanh – toàn thể mọi người đều tự giác tham gia trên cơ sở coi trọng triết lý kinh doanh vì con người, kinh doanh vì xã hội, kinh doanh vì nhân loại Kyocera không cứng nhắc áp dụng cách thức quản lý theo chủ nghĩa năng lực, chỉ chạy theo kết quả cùng nhau cách học kanji dễ nhớ n5

Tháng 10 vừa qua, Kyocera đã thành công trong việc xây dựng tại tỉnh Kagoshima hệ thống Magasola, phát điện bằng năng lượng mặt trời, lớn nhất Nhật Bản. Ở Nhật Bản hiện nay, việc sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện phát triển nhanh chóng. Trên các mái nhà dân, các nhà máy và các khu đất trống, đâu đâu cũng thấy tấm panen pin mặt trời. Trong quá trình phát triển kinh tế ở Nhật Bản, việc kinh doanh ngắn hạn và việc nghiên cứu phát minh các kỹ thuật trong dài hạn mang tính cống hiến cho nhân loại, được tiến hành đồng thời song song với nhau.

Tinh thần tiết kiệm được xem là đặc tính nổi trội so với nhiều dân tộc khác, sau chiến tranh lại càng đậm nét trong xã hội. Trẻ con Nhật không được dạy dỗ một cách hoang tưởng về sự giàu có “rừng vàng biển bạc” mà về sự nghèo khó sau chiến tranh của một đất nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nên mọi người đều phải biết tiết kiệm trong mọi hoạt động đời sống.

Không biết người Nhật Bản có rao giảng “tiết kiệm là quốc sách” hay không, nhưng có điều chắc chắn họ xem đó là một cách tích lũy nguồn vốn quan trọng giúp đất nước đi lên.

Su-uphat-trien-than-ky-ca-Nhat-Ban-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-II-1
Âm thầm, chịu khó khôi phục sau thảm họa tự nhiên
 

Khách quan mà nói, trên thế giới có nhiều dân tộc thể hiện đức tính tiết kiệm, nhưng có lẽ  người Nhật có tinh thần tiết kiệm hơn cả. Mỗi trẻ em Nhật Bản đều được giáo dục từ nhỏ là đất nước Nhật rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên (thực tế phải nhập tới 80% các nguyên nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất trong nước), điều kiện sinh tồn, phát triển không thuận lợi nên cần phải tiết kiệm thật nhiều mới có cơ hội tồn tại và phát triển.

Trẻ em Nhật Bản đã biết cách thực hành tiết kiệm theo nhà trường và cha mẹ từ lúc còn rất nhỏ cho đến khi trưởng thành và đi làm. Ý thức và suy nghĩ tiết kiệm làm cho cuộc sống tốt hơn đã hình thành nên thói quen về tiết kiệm một cách hiệu quả của người Nhật  từ sinh hoạt đời thường hàng ngày cho đến tất cả mọi lĩnh vực nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh cũng như điều hành đất nước.

Sau nhiều năm kiên trì thực hiện, phong trào toàn dân thực hành tiết kiệm của người Nhật đã gặt hái được những kết quả to lớn, góp phần không nhỏ làm nền tảng cho nước Nhật chính thức trở thành nền kinh tế hùng mạnh thứ hai trên thế giới kể từ năm 1968 trở về sau này.

Đến khi đất nước đã hoàn toàn thoát khỏi cảnh khó khăn; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã kết thúc thành công và kinh tế phát triển vượt bậc, con người Nhật Bản vẫn còn có xu hướng gửi tiết kiệm vào hàng cao nhất trên thế giới. Thường họ bỏ ra một khoảng 17-20% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm. Nguồn tiết kiệm của người dân trở thành một nguồn vốn quan trọng để kinh tế Nhật có điều kiện tái đầu tư phát triển thêm về chiều rộng và chiều sâu trong nước cũng như vươn ra khắp thế giới.

Người Nhật còn có thói quen tranh thủ thời gian đi tàu điện ngầm để được ngủ bù trước hoặc sau khi làm việc. Trên các phương tiện giao thông công cộng, nhiều người cứ lim dim, gật gù suốt chặng đường đi, nếu không ngủ thì cũng tranh thủ đọc sách để bồi bổ kiến thức. Tinh thần tiết kiệm triệt để mọi nguồn lực có được và sự kiên trì, nhẫn nại đã góp phần làm nên sức mạnh cho nước Nhật phát triển, cũng như đứng vững trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Su-uphat-trien-than-ky-ca-Nhat-Ban-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-II
Sự phát triển của con người Nhật Bản

Công cuộc cải cách ruộng đất ở Nhật Bản xóa sạch tầng lớp địa chủ, tinh thần lao động của người nông dân tăng cao. Trước chiến tranh, các thuộc địa của Nhật Bản là nguồn cung cấp lương thực. Thảm bại trong chiến tranh thế giới lần thứ II khiến cho Nhật Bản mất toàn bộ thuộc địa và nạn khan hiếm lương thực, thiếu đói ngay sau chiến tranh trở nên vô cùng nghiêm trọng. Ngay tại thủ đô Tokyo, khắp mọi nơi trở thành vườn ruộng trồng trọt. Quảng trường rộng lớn trước tòa nhà Quốc hội Nhật Bản cũng biến thành ruộng.

Thiếu gạo, thiếu đói diễn ra ngay tại trung tâm Tokyo. Thời đó, song song với việc khôi phục đất nước sau chiến tranh thì việc người dân trở về các vùng thôn quê để mua gom lương thực, thực phẩm là công việc sống còn.
Mời bạn theo dõi tiếp phần 2: Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hãy cùng tiếp tục với học tiếng nhật kanji nhé.

==>> KatchUp chuyên cung cấp các sản phẩm flashcard tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, flashcard cho bé và giáo trình tiếng Nhật cùng các sách ngoại ngữ khác. KatchUp tặng miễn phí hệ thống học và thi online trên máy tính và điện thoại. Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng truy cập trang web: https://katchup.vn/ hay gọi vào số điện thoại: (08) 62 575 286 – 0903 61 61 03 (Linh- zalo, viber, sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *